0347567150

Hotline

T2 07.00 - T7 05.00

Giờ Làm Việc

Bồi thường thiệt hại khi xây dựng nhà ở gây ảnh hưởng đến bất động sản liền kề

Luật sư tư vấn, đại diện giải quyết tranh chấp đất đai

Mục Lục Bài Viết

Bồi thường thiệt hại khi xây dựng nhà ở gây ảnh hưởng đến nhà hàng xóm gây nứt tường, sụt, lún thì giải quyết như thế sao?

Trong quá trình thi công, xây dựng nhà ở có nhiều trường hợp gây ảnh hưởng đến nhà xung quanh, các hộ dân liền kề. Cụ thể là trường hợp sau:

Vào năm 2023, ông Nguyễn Văn An xây dựng nhà, loại nhà cấp 4, khi xây dựng đã được Nhà nước cấp giấy phép xây dựng (do xã H cấp) và Hồ sơ xin cấp giấy xây dựng vào năm 2023 (do phòng kỹ thuật huyện G cấp), sau khi được cấp các thủ tục đúng theo quy định thì đến ngày 1/9/2023, ông An mới khởi công xây dựng nhà.

Khi xây dựng nhà thì kết cấu nhà móng đơn, mỗi lổ móng đóng 25 cây cừ, loại cừ tràm 5 nên có 8 lổ và 12 lổ đội, mỗi lổ đội là 5 cây cừ, loại cừ tràm 5, diện tích đất của ông là 80m2 nhưng được phép xây dựng là 70 m2; xây tường xung quanh là 10 cm và tường mặt dựng trước là 20 cm; chi phí xây dựng tổng cộng là 270.000.000 đồng và hoàn công là 2 tháng (người trực tiếp xây dựng nhà cho ông là ông Nguyễn Văn T).

Khi xây nhà ông xong thì thầu xây dựng không có xác định thời hạn bảo hành bao lâu. Do đó, ông vào ở từ ngày 24/6/2015 đến ngày 20/4/2017 âm lịch thì bà C khởi công xây dựng nhà. Lúc bà C khởi công xây dựng nhà thì nhà ông An còn nguyên hiện trạng và tường có nứt chân chim nhưng không đáng kể và sẽ khắc phục được. Từ khi bà C xây dựng nhà tới nay thì nhà ông không còn ở được bị nứt mảng lớn có khả năng gây đổ tường nên gia đình ông An mới thuê nhà ở bên ngoài.

Sau khi phát hiện công trình của gia đình bị ảnh hưởng, ông An đã liên hệ làm việc với bà C yêu cầu tạm ngưng thi công và có biện pháp khắc phục đối với thiệt hại của gia đình tôi, không gây ảnh hưởng đến các công trình xây dựng liền kề tuy nhiên bà C không chấp nhận.

Bà C cho rằng bà đang xây dựng nhà ở trên phần diện tích đất của bà do vậy xây dựng như thế nào là quyền của bà C, chỉ cần không xây lấn qua đất của gia đình tôi là được.

Luật sư tư vấn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Luật sư tư vấn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Quy định của pháp luật về nghĩa vụ của chủ sở hữu khi tiến hành xây dựng đối với các bất động sản liền kề

Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 và luật xây dựng năm 2014 quy định về việc quy tắc xây dựng như sau:

Điều 174. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng

Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.

Tại khoản 2 Điều 111 của Luật xây dựng 2014 quy định:

Bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng, người, thiết bị thi công, công trình ngầm và các công trình liền kề; có biện pháp cần thiết hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra sự cố gây mất an toàn trong quá trình thi công xây dựng” và khoản 3 Điều 115 của Luật xây dựng 2014 quy định:

Nhà thầu thi công xây dựng phải đề xuất, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề……”.

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 của Thông tư số 05/2015/TT- BXD ngày 30/10/2015 của Bộ xây dụng quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ thì: 

“1. Trước khi thi công xây dựng, chủ nhà chủ động liên hệ với các chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình liền kề, lân cận để kiểm tra hiện trạng và ghi nhận các khuyết tật của công trình liền kề, lân cận (nếu có). Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình liền kề, lân cận có trách nhiệm phối hợp với chủ nhà để kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình làm căn cứ giải quyết các tranh chấp (nếu có).

Trong quá trình thi công xây dựng, nếu công trình liền kề, lân cận có dấu hiệu bị lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ sập đổ do ảnh hưởng của việc xây dựng nhà ở gây ra, chủ nhà phải phối hợp với chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình liền kề, lân cận để kiểm tra, xác định nguyên nhân và thống nhất biện pháp khắc phục. Trường hợp các bên không thống nhất thì tranh chấp phát sinh được giải quyết theo quy định của pháp luật”.

Như vậy theo quy định của pháp luật, trong quá trình thi công xây dựng chủ sử dụng phải tuân thủ các biện pháp an toàn, nghiên cứu và đảm bảo việc xây dựng nhà ở riêng lẻ của mình không gây ảnh hưởng đến các công trình xung quanh.

Người bị thiệt hại nên làm gì trong trường hợp này?

Trong trường hợp có cơ sở xác định rằng việc bà C xây dựng là nguyên nhân làm nhà ở ông An bị thiệt hại thì ông An có thể làm đơn trình báo lên cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm của bà C, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền lập biên bản để xử lý, có biện pháp tạm thời ngưng thi công không để thiệt hại xảy ra nặng hơn.

Quy định xử phạt hành chính về xây dựng

Theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 16/2022/NĐ-CP Quy Định Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về Xây Dựng như sau:

Điều 31. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng

Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận hoặc gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác như sau:

a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại khi công trình gây ảnh hưởng đến các bất động sản liền kề

Ngoài ra, theo quy định pháp luật chủ sở hữu công trình gây thiệt hại còn phải bồi thường.

Theo Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại bộ luật dân sự quy định

  1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Trong trường hợp các bên không thống nhất giải quyết thì có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về vấn đề bồi thường thiệt hại, quy định pháp luật điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ của bất động sản liền kề hay liên hệ luật sư qua số hotline: 0982 971 055 hoặc 0347 567 150 (luật sư Nam), để được tư vấn và thực hiện dịch vụ luật nhanh chóng, uy tín, hiệu quả.

Luật sư đồng nai
Luật sư đồng nai

Thông tin liên hệ:

 

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn