0347567150

Hotline

T2 07.00 - T7 05.00

Giờ Làm Việc

Cần làm gì khi bị cản trở quyền thăm nom con sau khi ly hôn

Luật sư tranh chấp ly hôn tranh chấp nuôi con chung

Mục Lục Bài Viết

Gần đây, Văn phòng luật sư Nguyên nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc thăm nom con sau khi ly hôn, cụ thể như:

  • Sau khi ly hôn nếu tôi không được Tòa giao con thì có được quyền thăm nom con hoặc đón con về chơi không?
  • Sau khi ly hôn mà người trực tiếp nuôi dưỡng cố tình cản trở quyền thăm nom con thì nên làm gì?

Quyền thăm nom con theo quy định pháp luật hiện hành

Về vấn đề cản trở quyền thăm nom con nêu trên, Văn phòng luật sư Nguyên tư vấn như sau:

Khi ly hôn, bố mẹ không còn sống chung với nhau, đối với trường hợp con chưa thành niên bắt buộc phải giao con cho một người trực tiếp chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng.

Tòa án sẽ ghi rõ vấn đề này trong bản án hoặc quyết định ly hôn của vợ chồng. Đồng thời sẽ ghi nhận luôn vấn đề người còn lại không được quyền cản trở quyền thăm nom con của người vợ hoặc chồng không trực tiếp nuôi dưỡng con.

=> Do đó, người còn lại không được ngăn cản quyền thăm nom con đó.

Tuy nhiên trên thực tế có không ít trường hợp chồng/vợ cũ sau khi được Tòa án giao con trực tiếp nuôi dưỡng lại có hành vi cố tình cản trở quyền thăm nom con, chăm sóc con hoặc quyền đón con sau ly hôn của người còn lại.

Thậm chí có người còn chửi mắng xúc phạm “cô/anh không trực tiếp nuôi còn thì không được thăm con nữa”, “từ nay anh/cô không còn là bố/mẹ của con nữa” …

Luật sư tư vấn pháp luật về việc hạn chế quyền thăm nom con
Luật sư tư vấn pháp luật về việc cản trở quyền thăm nom con

Xử phạt hành vi hạn chế quyền thăm nom con của bố hoặc mẹ.

Vậy hành vi cản trở quyền thăm nom con, quyền đón con khi ly hôn này có đúng không?

Quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn của người không trực tiếp nuôi con là quyền luật định, tại khoản 3 Điều 82 Luật HNGĐ năm 2014 quy định: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở”.

=> Như vậy, việc thăm nuôi con sau khi ly hôn của bố hoặc mẹ – người không trực tiếp nuôi con là không bị hạn chế.

Về vấn đề cản trở quyền thăm nom con, quyền đón con khi ly hôn nêu trên theo quy định tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có thể sẽ bị phạt tiền đến 10 triệu đồng.

Cụ thể, tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

“Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”

Như vậy, trường hợp một bên vợ/chồng cũ cố tình ngăn cản người còn lại thăm con có thể bị phạt tiền theo quy định pháp luật.

Trên đây là tư vấn của luật sư về vấn đề cản trở quyền thăm nom con. Trong thực tế, từng trường hợp khác nhau sẽ cần cách xử lý, giải pháp khác nhau.

Liên hệ Luật sư tư vấn quy định pháp luật về quyền thăm nom, chăm sóc con 

Tư vấn trực tiếp tại Văn phòng luật sư qua 02 địa chỉ vô cùng thuận tiện sau:

Tư vấn miễn phí qua số điện thoại (có zalo) để gặp luật sư tư vấn: 0347.567.150 Luật sư Nguyễn Thảo

Tư vấn qua tranh facebook của Văn phòng:

Văn phòng luật sư Nguyên
Văn phòng luật sư Nguyên

Chúng tôi đã đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý hàng ngàn khách hàng trong nhiều năm qua. Văn phòng Luật Sư Nguyên đã trở thành cái tên quen thuộc trong lĩnh vực. Cung cấp các dịch vụ pháp lý tại Đồng Nai được khách hàng tin tưởng.

Luôn phát triển không ngừng, nỗ lực cung cấp các dịch vụ pháp lý hoàn hảo, hiệu quả. Với phong cách tư vấn chuyên nghiệp, chúng tôi khẳng định mình chính là một địa chỉ đáng tin cậy. Đủ khả năng đáp ứng mọi nhu cầu tư vấn luật pháp ở Đồng Nai và trợ giúp pháp lý cho quý khách.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, thực hiện các dịch vụ luật nhanh chóng, uy tín, hiệu quả.

Thông tin liên hệ:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn