0347567150

Hotline

T2 07.00 - T7 05.00

Giờ Làm Việc

Chế độ thai sản năm 2023

Mục Lục Bài Viết

NGHỈ VIỆC TRƯỚC KHI SINH CON NHƯNG CÓ THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI CÓ ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN KHÔNG

Nội dung câu hỏi:

Chào văn phòng luật sư Nguyên, tôi tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 02/2022 đến hết tháng 07/2022. Tôi có ý định nghỉ việc vì sức khỏe yếu và tình hình dịch bệnh đang có dấu hiệu quay trở lại. Tôi dự sinh tháng 10/2022 vậy xin cơ quan cho tôi hỏi, nếu tôi nghỉ việc vào ngày 01/8/2022 thì tôi có đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản không? Nếu đủ điều kiện thì sau sinh 2022 thì tôi có thể tự đi đến cơ quan BHXH để được lãnh trợ cấp thai sản không? Hồ sơ để nộp hồ sơ xin hưởng thai sản là bao nhiêu ngày làm việc và nộp tại cơ quan bản hiểm nào ạ?

Điều kiện hưởng chế độ thai sản 

Khoản 1, 2, điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

  1. e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
  2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

     => Như vậy, điều kiện để được hưởng chế độ thai sản là phải tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Nếu tại thời điểm sinh con bạn đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản và đã ngừng tham gia BHXH thì bạn sẽ được thanh toán trực tiếp chế độ này tại cơ quan BHXH quận/ huyện nơi cư trú hoặc có hộ khẩu thường trú.

  Về thời gian giải quyết chế độ thai sản

          Điều 102, Luật BHXH 2014 quy định về việc giải quyết chế độ thai sản như sau

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

  1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
  2. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:

a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản sinh con khi NLĐ đã nghỉ việc gồm:

Sổ BHXH, giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh (bản sao);

Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản theo Mẫu số 11B-HSB (bản chính).

Mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con dành cho lao động nữ

“Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội”.

Trợ cấp 1 lần khi sinh con được quy định tại Điều 38, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

“Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.”

Nghĩa là số tiền hưởng chế độ thai sản khi sinh con = lương bình quân 06 tháng liền kề trước khi sinh x 6 + trợ cấp 1 lần (bằng 02 tháng lương tối thiểu).

Mức hưởng trợ cấp thai sản = 100% mức bình quân tiền lương, tiền công 6 tháng liền kề trước khi nghỉ * số tháng nghỉ sinh con (6 tháng) + trợ cấp một lần khi sinh con (bằng 02 tháng lương tối thiểu chung).

Tư vấn chế độ thai sản
Văn phòng luật sư Nguyên

Quy định mới về chế độ thai sản năm 2023

Trong năm 2023, có sự thay đổi về mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng tăng đến 1.800.000 đồng kể từ ngày 01/7/2023 theo Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2022. Do đó, mức lương cơ sở năm 2023 sẽ được chia làm 02 giai đoạn:

– Giai đoạn 1 (từ ngày 01/01/2023 đến 30/6/2023) mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng;

– Giai đoạn 2 (từ ngày 01/07/2023 đến 31/12/2023) mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.

Văn phòng luật sư Nguyên
Chế độ thai sản mới nhất hiện nay

Làm sao để liên hệ luật sư tư vấn chế độ thai sản

Tư vấn chế độ thai sản trực tiếp tại Văn phòng luật sư qua 02 địa chỉ vô cùng thuận tiện sau:

Gặp luật sư tư vấn chế độ thai sản qua số điện thoại (có zalo) để gặp luật sư: 0347.567.150 Luật sư Nguyễn Thảo

Tư vấn chế độ thai sản qua Panpage của Văn phòng:

Thông tin liên hệ:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn