Công ty luật nguyễn nam

T2-T6 8am-5pm

Con bị khuyết tật có được hưởng di sản khi bố, mẹ không cho hưởng trong di chúc không

Luật sư tư vấn luật lao động, bảo hiểm xã hội

Mục Lục Bài Viết

Di chúc là gì?

Theo quy định của Bộ luật dân sự quy định về quyền lập di chúc như sau:

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Như vậy, di chúc là ý nguyện đơn phương của cá nhân người lập về việc để lại cho cá nhân, cơ quan tổ chức khác một phần hoặc toàn bộ tài sản của người lập di chúc.

Pháp luật tôn trọng quyền định đoạt của cá nhân đối với tài sản của mình, tuy nhiên, quyền định đoạt tài sản đó bị hạn chế trong một số trường hợp.

Pháp luật Việt Nam có một số quy định hạn chế quyền định đoạt tài sản của người để lại di sản. Đó là trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Điều 644 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 (tương ứng với Điều 669 BLDS 2005 và Điều 672 BLDS 1995) quy định:

“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”

Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng

Đây là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người lập di chúc nhưng lại không được định đoạt về hưởng di sản trong di chúc, con chưa thành niên nên còn phụ thuộc nhiều vào bố mẹ về kinh tế, giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng. 

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp về xử lý tài sản thế chấp
Luật sư tư vấn quy định pháp luật về thừa kế

Con thành niên mà không có khả năng lao động

Người thành niên

Theo quy định tại Điều 20 của BLDS năm 2015 thì người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên; người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp: Mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Người không có khả năng lao động

Từ trước tới nay, trong các Bộ luật dân sự đều không có quy định nào quy định cụ thể về khả năng lao động và không có khả năng lao động.

Tuy nhiên, các văn bản liên quan có quy định về những trường hợp tương tự như sau:

Tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, có quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp “mất khả năng lao động” theo đó, “người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên…”.

Do vậy, nếu như người thành niên, mà thường xuyên cần phải có người chăm sóc và rơi vào những trường hợp như Nghị quyết số 03/2006 đã liệt kê ở trên thì mới xác định họ “không còn khả năng lao động”.

Vấn đề đặt ra ở đây là “người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên…” có được hiểu như người tàn tật không? Và người tàn tật thì có được coi là “con thành niên nhưng không có khả năng lao động” trong trường hợp này hay không? 

Bộ luật Lao động năm 2012 có nhắc đến “khả năng lao động” nhưng cũng không có giải thích về thuật ngữ này.

Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.”

Đồng thời, Bộ luật Lao động năm 2012 cũng quy định tuổi nghỉ hưu đối với nam là đủ 60 tuổi và nữ là đủ 55 đối với trường hợp thông thường

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng có các quy định:

– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 47 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở

– Các trường hợp trợ cấp tuất hằng tháng gồm: “… con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; … Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.”

– Trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần: Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Tại khoản 2 Điều 1 Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BYT ngày 23/3/2015 Thông tư liên tịch Quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp (Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27/9/2013 của Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư liên tịch số 21/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH Sửa đổi khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2013 quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp) quy định: “…, tỷ lệ tổn thương cơ thể (sau đây được gọi tắt là: TTCT) được dùng chung cho tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, tỷ lệ thương tích, tỷ lệ thương tật, tỷ lệ bệnh tật, tỷ lệ tổn hại sức khỏe.”

Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch nêu trên quy định: “1. Tổng tỷ lệ phần trăm (%) TTCT của một người không được vượt quá 100%.”

Như vậy, với quy định của Thông tư này, có thể hiểu tỷ lệ tổn thương cơ thể cũng chính là tỷ lệ suy giảm khả năng lao động. Và khả năng suy giảm lao động được xác định bằng tỷ lệ tổn thương cơ thể, tỷ lệ thương tích, tỷ lệ thương tật, tỷ lệ bệnh tật, tỷ lệ tổn hại sức khỏe và tổng tỷ lệ phần trăm suy giảm khả năng lao động của một người là không quá 100%.

Tuy nhiên, không có quy định cụ thể như thế nào về một người không có khả năng lao động hay có một người tỷ lệ suy giảm khả lao động bao nhiêu phần trăm thì không có khả năng lao động.

Tại mục 1.4 Nghị quyết số 03/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hướng dẫn như sau:

“1.4. Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.”

Luật sư tư vấn thừa kế uy tín
Luật sư uy tín Trảng Bom, Đồng Nai

Dịch vụ luật sư tư vấn lập di chúc tại Văn phòng luật sư

  • Tư vấn quy định pháp luật liên quan, giúp khách hàng xác định ai được quyền khởi kiện chia di sản thừa kế, phương thức phân chia, thanh toán, xác định di sản thừa kế bao gồm những tài sản gì?
  • Xác định thời điểm mở thừa kế và thời hiệu khởi kiện các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế;
  • Xác định thời điểm mở thừa kế và thời hiệu khởi kiện các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế;
  • Xác định hàng thừa kế;
  • Xem xét tính hợp pháp của di chúc;
  • Xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tranh chấp; tâm tư, nguyện vọng, điều kiện, hoàn cảnh của các đương sự để phân chia di sản cho phù hợp;
  • Xác định các căn cứ pháp luật có liên quan để đề nghị đường lối giải quyết vụ án;
  • Soạn thảo di chúc thể hiện ý chí của Người để lại di sản thừa kế;
  • Tư vấn sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan tới hiệu lực của di chúc và người nhận di sản;
  • Tư vấn chia di sản thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc;
  • Tư vấn khai nhận di sản, từ chối nhận di sản thừa kế.
  • Dịch vụ Luật sư lưu giữ, công bố di chúc.

Địa chỉ văn phòng luật sư tại Đồng Nai

Chúng tôi đã đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý hàng ngàn khách hàng trong nhiều năm qua. Văn phòng Luật Sư Nguyên đã trở thành cái tên quen thuộc trong lĩnh vực. Cung cấp các dịch vụ pháp lý tại Đồng Nai được khách hàng tin tưởng.

Luôn phát triển không ngừng, nỗ lực cung cấp các dịch vụ pháp lý hoàn hảo, hiệu quả. Với phong cách tư vấn chuyên nghiệp, chúng tôi khẳng định mình chính là một địa chỉ đáng tin cậy. Đủ khả năng đáp ứng mọi nhu cầu tư vấn luật pháp ở Đồng Nai và trợ giúp pháp lý cho quý khách.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, thực hiện các dịch vụ luật nhanh chóng, uy tín, hiệu quả.

Thông tin liên hệ:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn