0347567150

Hotline

T2 07.00 - T7 05.00

Giờ Làm Việc

Giá trị pháp lý của Hợp đồng hôn nhân theo quy định pháp luật Việt Nam

Văn phòng luật sư tư vấn, tranh tụng

Mục Lục Bài Viết

Giá trị pháp lý của Hợp đồng hôn nhân theo quy định pháp luật Việt Nam

Khái niệm hợp đồng hôn nhân trong khoa học pháp lý

Đây là khái niệm còn mới và chưa được đưa vào quy định pháp luật tại Việt Nam, đối với một số quốc gia trên thế giới đã có quy định điều chỉnh loại hợp đồng đặc thù này.

Ở Việt Nam hiện nay áp dụng quy định của pháp luật dân sự và pháp luật hôn nhân gia đình để điều chỉnh loại hợp đồng nêu trên.

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn theo Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Tuy nhiên, trong quan hệ hôn nhân, hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về hợp đồng hôn nhân là gì nhưng Luật Hôn nhân và Gia đình đã đề cập đến Thỏa thuận về tài sản của vợ, chồng trước khi kết hôn. Đây có thể coi là một trong các hình thức của hợp đồng hôn nhân hiện nay.

Trong khi đó, hiện nay, khái niệm hợp đồng hôn nhân được nhiều người sử dụng để thể hiện thỏa thuận giữa vợ và chồng về quan hệ hôn nhân gồ kết hôn, ly hôn, quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cấp dưỡng… của hai vợ chồng.

Luật sư tư vấn, tranh tụng
Luật sư tư vấn, tranh tụng

Nội dung của Hợp đồng hôn nhân

Điều 47. Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng

Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Điều 48. Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng

1. Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm:

a) Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;

b) Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;

c) Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;

d) Nội dung khác có liên quan.

2. Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định.

Như vậy, hiện nay pháp luật chỉ cho phép nam nữ ghi nhận nội dung thỏa thuận về tài sản chung, không cho phép thỏa thuận về con chung, nghĩa vụ vợ chồng, xác lập, chấm dứt quan hệ hôn nhân trong hợp đồng hôn nhân.

Quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận hợp đồng hôn nhân của hai vợ chồng

Theo Điều 49 Luật hôn nhân gia đình quy định như sau:

Điều 49. Sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng

1. Vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản.

2. Hình thức sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận được áp dụng theo quy định tại Điều 47 của Luật này.

Các trường hợp thỏa thuận hợp đồng hôn nhân bị vô hiệu theo quy định pháp luật Việt Nam

Theo Điều 50 Luật hôn nhân gia đình quy định như sau:

Điều 50. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu

1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;

b) Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này;

c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.

2. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn khoản 1 Điều này.

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, thực hiện các dịch vụ luật nhanh chóng, uy tín, hiệu quả.

Thông tin liên hệ:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn