Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng. Tuy nhiên để các giao dịch trên vi phạm vào điều cấm pháp luật thì có khả năng bị tuyên vô hiệu. Bài viết hôm nay cung cấp về 08 trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý khi vô hiệu.
Các trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu theo quy định của pháp luật
Hợp đồng vô hiệu khi vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
Hợp đồng có mục đích và/hoặc nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì hợp đồng dân sự vô hiệu. Theo đó, điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định, còn đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Ví dụ điển hình cho trường hợp hợp đồng vô hiệu khi vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội:
Bên A và Bên B lập hợp đồng vay tiền tại Việt Nam với nội dung Bên A cho Bên B vay số tiền là 10.000 Đô la Mỹ với thời hạn 1 năm, không lãi suất.
Theo quy định của pháp luật hợp đồng này bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật về hạn chế sử dụng ngoại hối theo Điều 22 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh Ngoại hối năm 2013 “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.
Cơ sở pháp lý: Điều 123 BLDS
Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo
Theo quy định tại Điều 124 BLDS 2015, hợp đồng vô hiệu do giả tạo là hợp đồng thuộc một trong hai trường hợp sau:
- Hợp đồng được xác lập nhằm mục đích che giấu một giao dịch dân sự khác, còn được gọi là hợp đồng giả cách. Khi đó, giao dịch dân sự giả tạo bị vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực.
- Hợp đồng được xác lập nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.
Trên thực tế hiện nay, trong quan hệ cho vay, hai bên thường xác lập một hợp đồng vay tiền, tuy nhiên, bên cho vay còn yêu cầu bên vay tiền phải ký thêm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với mục đích đảm bảo cho khoản vay trong thời hạn nhất định. Nếu bên đi vay không trả tiền thì bị bên cho vay siết lấy nhà đất, trong hợp đồng ghi giá chuyển nhượng thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế của tài sản đó. Mục đích của việc ký hợp đồng mua bán tài sản là đảm bảo bên vay thực hiện hợp đồng vay. Hợp đồng chuyển nhượng này là giả tạo.
Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:
a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.
Ví dụ: Ông A bị tòa án tuyên mất năng lực hành vi dân sự, sau đó ông A lập hợp đồng tặng cho cho bà C chiếc xe máy (là hàng xóm của ông A) do bị bà C dụ dỗ. Hợp đồng này vô hiệu do ông A là người bị tòa tuyên mất năng lực hành vi, chỉ được xác lập qua người giám hộ.
Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn là hợp đồng được xác lập có sự nhầm lẫn, làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch. Khi đó, bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 126 BLDS
Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Theo quy định tại BLDS 2015, “lừa dối hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó”, khiến bên còn lại bị nhầm lẫn nên đã giao kết, xác lập hợp đồng. Sự nhầm lẫn của một bên là kết quả của sự cố ý của bên kia. Điều này khác với hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn do lỗi vô ý của một bên làm bên còn lại nhầm lẫn về mặt nội dung của giao dịch.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình. Trường hợp này hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện chủ thể tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện.
Ví dụ: Ông A có con tên là B, trong quá trình chung sống ông A thường xuyên bị con chửi bới vì phụ thuộc vào B, B đe dọa và ép ông A phải lập di chúc giao lại toàn bộ tài sản là quyền sử dụng đất, nhà cho B nếu không B sẽ đánh đập bỏ đói ông A. Vì sợ hãi và lo bị B bỏ đói nên ông A lập di chúc giao toàn bộ tài sản cho B được thừa hưởng sau khi A qua đời.
Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
Hợp đồng do người có năng lực hành vi dân sự xác lập nhưng trong trạng thái không nhận thức và làm chủ hành vi của mình sẽ vẫn được coi là vô hiệu. Ví dụ, ông A lợi dụng lúc ông B say rượu, để ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông B cho ông A. Khi đó, ông B có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu.
Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Theo Điều 129 Bộ luật dân sự quy định giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
- Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
- Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Ví dụ: Vào năm 2020, bà An thỏa thuận bán cho ông Bê một phần diện tích đất thuộc thửa 2, tờ bản đồ số 4 tại xã Bình Mình, Trảng Bom, đồng nai. Hai bên có lập hợp đồng mua bán đất bằng tay ghi nhận lại vấn đề trên: diện tích mua bán 90m2, với giá chuyển nhượng 50.000.000 đồng. Hai bên không yêu cầu công chứng, chứng thực hợp đồng nêu trên.
Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được
Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu.
Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.
Quy định nêu trên cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực.
Ví dụ: Bà A là con dâu của ông B, ông B có 01 quyền sử dụng đất là 1000m2 đất trồng cây lâu năm, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bà A tự ý rao bán 1 phần diện tích đất của ông B, ký hợp đồng đặt cọc và ký hợp đồng mua bán 1 phần diện tích đất là 70m2 (giấy tay) cho ông D mà không được ông B ủy quyền. Hợp đồng này có đối tượng không thực hiện được vì phần diện tích đất 70m2 mục đích đất trồng cây lâu năm không được phép tách thửa theo quy định pháp luật, hơn nữa bà A không được chủ đất ủy quyền nên không được phép đứng tên ký bán đất.
Hậu quả pháp lý của giao dịch hợp đồng dân sự vô hiệu
Khi hợp đồng dân sự bị vô hiệu vì thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì sẽ được xem là không có giá trị pháp lý ngay từ đầu, bởi nó không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập hợp đồng. Trong trường hợp việc hợp đồng vô hiệu là do lỗi của một hoặc các bên và gây thiệt hại với bên còn lại hoặc cả hai bên thì phải bồi thường dựa trên mức độ lỗi do mình gây ra làm hợp đồng vô hiệu.
Khi hợp đồng vô hiệu, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trong trường hợp không thể hoàn trả bằng hiện vật thì các bên có thể hoàn trả bằng giá trị (tiền). Việc hoàn trả bằng giá trị tài sản được áp dụng khi tài sản đó không còn giữ được tình trạng như ban đầu hay đối với đối tượng hợp đồng là một công việc nhất định đã được thực hiện.
Luật sư tư vấn lĩnh vực hợp đồng
Cùng với đội ngũ Luật Sư, Chuyên Gia Pháp Lý liêm khiết giàu kinh nghiệm. Đội ngũ Luật sư của chúng tôi nhiệt tâm trong nghề, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng mọi lúc. Để kịp thời giải quyết và mang lại cho khách hàng của mình sự an toàn pháp lý. Loại bỏ những rủi ro trong hoạt động kinh doanh cũng như trong những quan hệ dân sự thường ngày.
Với mục tiêu hành nghề: luôn đồng hành cùng quý khách trong mọi lĩnh vực liên quan đến pháp luật. Chúng tôi đã và đang nỗ lực cung cấp các dịch vụ pháp lý toàn diện, hiệu quả. Đồng thời tạo dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác bền lâu với khách hàng.
Đến với công ty luật uy tín ở đồng nai chúng tôi, bạn không chỉ nhận được sự tư vấn pháp luật tận tâm. Mà còn được tư vấn các giải pháp tối ưu để giải quyết các vấn đề pháp lý bởi các chuyên gia. Nhờ đó chúng tôi hân hạnh khi dành được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng trong và ngoài nước.
Luôn phát triển không ngừng, nỗ lực cung cấp các dịch vụ pháp lý hoàn hảo, hiệu quả. Với phong cách tư vấn chuyên nghiệp, chúng tôi khẳng định mình chính là một địa chỉ đáng tin cậy. Đủ khả năng đáp ứng mọi nhu cầu tư vấn luật pháp và trợ giúp pháp lý cho quý khách.
Chúng tôi cam kết:
– Tư vấn pháp lý cho khách hàng một cách tận tâm, chuyên nghiệp và hiệu quả;
– Tư vấn phương thức thực hiện, giải quyết vấn đề pháp lý cụ thể;
– Báo phí dịch vụ luật sư ở Đồng Nai và các tỉnh thành với mức cạnh tranh, minh bạch và cam kết hoàn trả toàn bộ tiền phí dịch vụ nếu vi phạm hợp đồng dịch vụ pháp lý.
Làm sao để liên hệ luật sư tư vấn hợp đồng tại Trảng Bom, Đồng Nai
Tư vấn miễn phí qua số điện thoại (có zalo) để gặp luật sư tư vấn: 0347.567.150 Luật sư Nguyễn Thảo
Tư vấn qua trang facebook của Văn phòng:
Địa chỉ văn phòng luật sư tại Đồng Nai
Chúng tôi đã đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý hàng ngàn khách hàng trong nhiều năm qua. Văn phòng Luật Sư Nguyên đã trở thành cái tên quen thuộc trong lĩnh vực. Cung cấp các dịch vụ pháp lý tại Đồng Nai được khách hàng tin tưởng.
Luôn phát triển không ngừng, nỗ lực cung cấp các dịch vụ pháp lý hoàn hảo, hiệu quả. Với phong cách tư vấn chuyên nghiệp, chúng tôi khẳng định mình chính là một địa chỉ đáng tin cậy. Đủ khả năng đáp ứng mọi nhu cầu tư vấn luật pháp ở Đồng Nai và trợ giúp pháp lý cho quý khách.
Nếu có bất kỳ câu hỏi gì liên quan tới tranh chấp hợp đồng, yêu cầu tuyên hợp đồng vô hiệu hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, thực hiện các dịch vụ luật nhanh chóng, uy tín, hiệu quả.