Xử lý kỷ luật lao động là việc người sử dụng lao động xem xét, áp dụng hình thức xử lý theo quy định pháp luật đối với người lao động khi người lao động vi phạm nội quy lao động, điều hành công việc hoặc theo quy định pháp luật. Trong trường hợp người lao động muốn xử lý kỷ luật bắt buộc phải tuân theo quy trình xử lý kỷ luật lao động theo quy định pháp luật.
Có bao nhiêu hình thức xử lý kỷ luật lao động
Theo điều 124 Bộ luật lao động có 4 hình thức xử lý kỷ luật lao động, theo mức độ lỗi, mức độ vi phạm từ thấp đến cao, người sử dụng lao động căn cứ quy định pháp luật, mức độ nghiêm trọng, mức độ lỗi để áp dụng hình thức xử lý phù hợp.
- Khiển trách
- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng
- Cách chức
- Sa thải
Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động
1.Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động. Lỗi là cơ sở để xử lý kỷ luật, khi muốn xử lý một người nào đó, bắt buộc phải chứng minh họ có hành vi vi phạm nội quy lao động, hợp đồng lao động hoặc quy định của pháp luật lao động.
2. Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên.
3. Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trong trường hợp người chưa đủ 15 tuổi thì phải có mặt người đại diện theo pháp luật.
4. Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản. Trong đó ghi rõ thành phần tham gia xử lý kỷ luật, ghi nhận lỗi, ý kiến của công ty, của người lao động, thống nhất và không thống nhất giữa các bên, thời gian địa điểm lập biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Trình tự tiến hành xử lý kỷ luật lao động
Bước 1. Lập biên bản vi phạm
Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, người đại điện pháp luật của người lao động nếu người lao động chưa đủ 15 tuổi.
Bước 2. Thông báo về việc họp xử lý kỷ luật lao động
Người sử dụng lao động thông báo đến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; người lao động; cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật trong trường hợp người lao động là người chưa đủ 15 tuổi để tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.
Lưu ý trường hợp đặc biệt: Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi phạm đã xảy ra, có đủ căn cứ chứng minh được lỗi của người lao động và trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì thực hiện như sau:
– Người sử dụng lao động thông báo nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến thành phần tham dự (gồm tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; Người lao động; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật), đảm bảo các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp
– Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo,thành phần tham dự quy phải xác nhận tham dự cuộc họp. Trường hợp không tham dự phải thông báo cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.
Bước 3. Tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động
Tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động khi có sự tham gia của các thành phần thông báo.
Trường hợp một trong các thành thông báo không xác nhận tham dự cuộc họp,hoặc nêu lý do không chính đáng, hoặc đã xác nhận tham dự nhưng không đến họp thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành xử lý kỷ luật lao động.
Nội dung cuộc họp:
- Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp.
- Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham dự cuộc họp.
- Trường hợp một trong các thành viên đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.
Bước 4. Ra quyết định xử lý kỷ luật lao động
- Thẩm quyền: Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động.
- Thời hạn ban hành: Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Điều 124 của Bộ luật lao động.
- Gửi quyết định xử lý kỷ luật: Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người chưa đủ 15 tuổi và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động
- 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm,
- Trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng.
Sơ đồ quy trình xử lý kỷ luật
Khiếu nại về kỷ luật lao động
Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thỏa đáng thì có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo trình tự của Bộ luật Lao động.
Dịch vụ luật sư tư vấn về xử lý kỷ luật lao động
- Tư vấn cho Công ty về quy trình xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật theo trình tự pháp luật, tránh sự sai phạm về hình thức, căn cứ, nội dung.
- Đại diện người lao động, công ty tham gia làm việc tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động
- Tư vấn phương án giải quyết khi có tranh chấp phát sinh liên quan đến xử lý kỷ luật lao động.
- Tư vấn pháp luật thường xuyên cho các doanh nghiệp về lĩnh vực lao động, việc làm, phương án sử dụng lao động, cắt giảm nhân sự.
- Lên kế hoạch và thực hiện các thủ tục về doanh nghiệp/đầu tư cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
- Xử lý nhanh chóng các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp;
- Dịch vụ luật sư tranh tụng giỏi tại Đồng Nai
Tìm Luật sư tư vấn trong lĩnh vực tranh chấp tại Văn phòng qua 02 địa chỉ tại Đồng Nai vô cùng thuận tiện sau:
- Tại trụ sở: Số 170, đường Nguyễn Huệ, Tổ 1, KP. 3, TT. Trảng Bom, Trảng Bom, Đồng Nai
- Chi nhánh: Số 41, Cách Mạng Tháng Tám, khu phố 2, phường Xuân An, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai
Gặp luật sư tư vấn qua số điện thoại (có zalo):
- Luật sư Nguyễn Nam: 0982971055
- Luật sư Nguyễn Thảo: 0347567150
Luật sư tư vấn qua Fanpage của Văn phòng: