Quy định của pháp luật Việt Nam về tiêu chuẩn để trở thành Luật sư
Theo quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư thì tiêu chuẩn để trở thành luật sư là: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư”.
Điều 11 Luật Luật sư quy định về điều kiện hành nghề luật sư, theo đó, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.
Các bước để phấn đấu lên Luật sư tại Việt Nam
Như vậy, để trở thành Luật sư hay cụ thể là để đáp ứng các tiêu chuẩn trở thành luật sư cần các điều kiện cơ bản sau:
Bước 1. Có bằng cử nhân Luật: Tức là cá nhân phải tốt nghiệp trường Luật, khoa Luật của trường Đại học.
Bước 2. Sau khi có bằng cử nhân luật thì học khóa đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp và hoàn thành xong khóa đào tạo có bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư.
Lớp học được đăng ký tại Học viện tư pháp (quy định hiện hành được học trong 12 tháng), sau đó đạt kết quả qua kỳ thi tốt nghiệp của Học viện tư pháp. Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
Bước 3. Tập sự hành nghề Luật sư:
Khoản 1 Điều 14 Luật Luật sư quy định người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư được tập sự hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư. Thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười hai tháng, thời gian tập sự hành nghề luật sư được tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư.
Điều 16 Luật Luật sư quy định người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư gồm:
– Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư.
– Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư.
– Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư.
Bước 4. Sau khi tập sự xong thì thi kỳ thi quốc gia về kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư
Người tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư là người tập sự đã hoàn thành thời gian tập sự theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư xem xét, lập danh sách những người đủ điều kiện tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư gửi Liên đoàn luật sư Việt Nam.
Bước 5. Xin cấp chứng chỉ hành nghề luật sư
Sau khi hoàn thành thời gian tập sự, người tập sự được tham gia kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư và nếu đạt điểm thì làm hồ sơ để Bộ Tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư.
Nếu không đạt điểm theo quy định thì được gia hạn tập sự và tham gia kỳ kiểm tra lại. Và nếu kỳ kiểm tra lại vẫn chưa đạt điểm qua thì người tập sự hành nghề Luật sư phải đăng ký tập sự lại từ đầu (12 tháng nữa).
Bước 6. Gia nhập Đoàn luật sư và xin cấp thẻ hành nghề Luật sư
Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Chứng chỉ hành nghề Luật sư do Bộ tư pháp cấp, cấp thẻ hành nghề Luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp.
Bước 7. Hành nghề Luật sư
Sau khi được cấp chứng chỉ, gia nhập đoàn, cấp thẻ hành nghề Luật sư thì Luật sư được lựa chọn tổ chức hành nghề Luật sư để hành nghề, hoặc hành nghề với tư cách cá nhân và phải đăng ký với Sở tư pháp địa phương nơi hành nghề.
Luật sư Nguyên là đơn vị cung cấp dịch vụ luật sư giỏi, uy tín
Cùng với đội ngũ Luật Sư, Chuyên Gia Pháp Lý giàu kinh nghiệm. Đội ngũ Luật sư của chúng tôi nhiệt tâm trong nghề, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng mọi lúc. Để kịp thời giải quyết và mang lại cho khách hàng của mình sự an toàn pháp lý. Loại bỏ những rủi ro trong hoạt động kinh doanh cũng như trong những quan hệ dân sự thường ngày.
Với mục tiêu hành nghề: luôn đồng hành cùng quý khách trong mọi lĩnh vực liên quan đến pháp luật. Chúng tôi đã và đang nỗ lực cung cấp các dịch vụ pháp lý toàn diện, hiệu quả. Đồng thời tạo dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác bền lâu với khách hàng.
Đến với công ty luật uy tín ở đồng nai chúng tôi, bạn không chỉ nhận được sự tư vấn pháp luật tận tâm. Mà còn được tư vấn các giải pháp tối ưu để giải quyết các vấn đề pháp lý bởi các chuyên gia. Nhờ đó chúng tôi hân hạnh khi dành được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng trong và ngoài nước.
Thông tin liên hệ:
- Trụ sở tại: đường Nguyễn Huệ, Tổ 1, KP. 3, TT. Trảng Bom, Trảng Bom, Đồng Nai
- Chi nhánh: Số 41, Cách Mạng Tháng Tám, khu phố 2, phường Xuân An, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai
- Điện thoại: 0982971055– 0347567150
- Email: tuvanluatnguyen2002@gmail.com
- Website: https://tuvanluatnguyen.com/