0347567150

Hotline

T2 07.00 - T7 05.00

Giờ Làm Việc

Tổng hợp những tranh chấp cần hòa giải

Tìm văn phòng luật sư gần nhất tư vấn pháp luật liên hệ chúng tôi

Mục Lục Bài Viết

NHỮNG TRANH CHẤP NÀO CẦN PHẢI HÒA GIẢI?
1. Tranh chấp về đất đai

a. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Như vậy tranh chấp này phải bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp, nếu không hòa giải tại UBND cấp xã thì sẽ không được quyền khởi kiện tại tòa án hoặc yêu cầu Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết.
b. Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như:
+ Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất
+ Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất
+ Chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất
 Thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án. Do đó, đối với những trường hợp này không bắt buộc phải tiến hành hòa giải tại cơ sở.
2. Tranh chấp về ly hôn
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hiện nay việc hòa giải ở cơ sở theo quy định tại Điều 52 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 là không bắt buộc. Nhà nước khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở nhằm giúp các bên có thể tự thỏa thuận, xem xét lại để tự giải quyết những mâu thuẫn nhằm khuyết khích các bên tự giải quyết mâu thuẫn.
Tuy nhiên, thủ tục hòa giải tại tòa án theo quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình 2014 là bắt buộc:
“Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”
Theo đó, tại Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thủ tục hòa giải như sau:
“Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định tại điều 206 và 207 Bộ luật tố tụng dân sự”
Sau khi hết thời hạn chuẩn bị xét xử và đã tiến hành hòa giải theo luật định nhưng không thành, Tòa án sẽ ra một trong các quyết định đưa vụ án ra xét xử, đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Nếu Tòa án ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử thì trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.
Như vậy, thủ tục hòa giải tại tòa án là bắt buộc và không thể bỏ qua giai đoạn này.
3. Tranh chấp về lao động

Không cần hòa giải: Khoản 2 Điều 188 BLLĐ 2019: Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Hòa giải: Các trường hợp còn lại trừ trường hợp trên.

Tìm Luật sư tư vấn trong lĩnh vực tranh chấp tại Văn phòng qua 02 địa chỉ tại Đồng Nai vô cùng thuận tiện sau:

Gặp luật sư tư vấn qua số điện thoại (có zalo):

Luật sư tư vấn qua Fanpage của Văn phòng:

Thông tin liên hệ:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn