Hiện nay, tình hình kinh tế đang khó khăn nên nợ xấu tại các tổ chức tín dụng tăng lên, vậy việc tổ chức, cá nhân vay tiền của Ngân hàng đến hạn không trả nợ được thì ngân hàng sẽ xử lý tài sản thế chấp như thế nào?
Đăng ký thế chấp tài sản khi vay tiền tại Ngân hàng
Đăng ký giao dịch bảo đảm là một trong các biện pháp nhằm công khai hóa giao dịch bảo đảm và giúp xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ ba.
Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đăng ký biện pháp bảo đảm (Nghị định số 102) thay thế Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010, thay thế một phần Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ đã phần nào đáp ứng các yêu cầu và mục đích là xây dựng cơ sở pháp lý thống nhất, đầy đủ và thông thoáng cho lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm để công khai hóa việc dùng tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ;
để xác định quyền ưu tiên thanh toán nhằm tạo điều kiện cho các bên liên quan có thể tự kiểm tra các thông tin có liên quan, bảo đảm an toàn giao dịch dân sự – kinh tế, đáp ứng nhu cầu đăng ký và thúc đẩy hoạt động đầu tư, tín dụng, góp phần xử lý nhanh chóng tài sản cầm cố, thế chấp trong trường hợp không thực hiện được nghĩa vụ được bảo đảm.
So với yêu cầu thực tiễn đòi hỏi thì công tác đăng ký giao dịch bảo đảm chưa đáp ứng được những mục tiêu đặt ra được thể hiện ở những điểm sau:
– Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm ở Việt Nam còn tản mát và nhỏ lẻ tại nhiều văn bản khác nhau. Các quy định về đăng ký xuất hiện từ BLDS đến các luật chuyên ngành như Luật Đất đai, Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng và rất nhiều các văn bản dưới luật khiến cho việc nắm bắt, theo dõi, tuân thủ pháp luật còn gặp nhiều khó khăn.
– Việc đăng ký giao dịch bảo đảm được quy định ở nhiều văn bản khác nhau dẫn đến việc đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện bởi nhiều cơ quan khác nhau tùy thuộc vào từng loại tài sản bảo đảm và từng địa phương. Điều này dẫn đến tình trạng không thống nhất giữa các trình tự đăng ký giao dịch bảo đảm nên không có một quy trình chung cho việc đăng ký giao dịch bảo đảm.
– Việc quy định các cơ quan đăng ký khác nhau tùy vào các tài sản bảo đảm khác nhau cũng dẫn đến khó khăn trong việc tra cứu thông tin về những tài sản bảo đảm. Đối với trường hợp nhiều tài sản bảo đảm cho việc thực hiện một nghĩa vụ thì các TCTD, ngân hàng sẽ phải tiến hành thủ tục tra cứu thông tin tại nhiều cơ quan khác nhau.
Khi nào ngân hàng được quyền xử lý tài sản thế chấp
Theo quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015, khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên nhận bảo đảm được xử lý tài sản bảo đảm.
Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
- Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều 95 của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017 cũng quy định trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật.
Điều 95. Chấm dứt cấp tín dụng, xử lý nợ, miễn, giảm lãi suất
- Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cấp tín dụng, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm các quy định trong hợp đồng cấp tín dụng.
- Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, mua bán nợ của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Trong trường hợp khách hàng vay hoặc người bảo đảm không trả được nợ do bị phá sản, việc thu hồi nợ của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
- Tổ chức tín dụng có quyền quyết định miễn, giảm lãi suất, phí cho khách hàng theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng.
Như vậy, nếu như khách hàng có khoản vay tín dụng tại Ngân hàng, đến thời hạn trả nợ không trả nợ được hoặc vi phạm nghĩa vụ đóng lãi theo thỏa thuận thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận.
Quy trình thu hồi tài sản, xử lý tài sản thế chấp của ngân hàng được quy định như thế nào?
Bước 1: Tiến hành thông báo bằng văn bản cho bên thế chấp và các bên cùng nhận thế chấp khác về việc thu hồi một phần hoặc toàn bộ tài sản thế chấp. Thời hạn thông báo phải thực hiện theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không có thỏa thuận thì phải thực hiện trong thời hạn hợp lý (trước ít nhất 10 ngày đối với động sản hoặc trước ít nhất 15 ngày đối với bất động sản tính đến thời điểm xử lý tài sản thế chấp).
Trong trường hợp tài sản thế chấp có nguy cơ bị hư hỏng, dẫn đến giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì ngân hàng có quyền xử lý ngay, đồng thời thông báo cho khách hàng và các bên nhận bảo đảm khác về việc thu hồi tài sản đó.
Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Lý do xử lý tài sản bảo đảm;
b) Tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý;
c) Thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.
Phương thức thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì bên nhận bảo đảm gửi trực tiếp văn bản thông báo cho bên bảo đảm hoặc thông qua ủy quyền, dịch vụ bưu chính, phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu hoặc phương thức khác đến địa chỉ được bên bảo đảm cung cấp.
Trường hợp bên bảo đảm thay đổi địa chỉ mà không thông báo cho bên nhận bảo đảm biết thì địa chỉ của bên bảo đảm được xác định theo địa chỉ đã được bên bảo đảm cung cấp trước đó, theo hợp đồng bảo đảm hoặc theo thông tin được lưu trữ tại cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm.
Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ hoặc được giữ bởi người khác thì văn bản thông báo phải được gửi đồng thời cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có) và người giữ tài sản bảo đảm.
Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm thì ngoài phương thức thông báo quy định tại khoản 2 Điều này còn có thể thực hiện bằng phương thức đăng ký văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.
Thời hạn thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm phải thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc thỏa thuận khác. Trường hợp không có thỏa thuận thì phải thực hiện trong thời hạn hợp lý, nhưng trước ít nhất 10 ngày đối với động sản hoặc trước ít nhất 15 ngày đối với bất động sản tính đến thời điểm xử lý tài sản bảo đảm, trừ trường hợp tài sản bảo đảm bị xử lý ngay theo quy định tại khoản 1 Điều 300 của Bộ luật Dân sự.
Trường hợp tài sản bảo đảm là chứng khoán niêm yết, hàng hóa trên sàn giao dịch hàng hóa hoặc động sản khác có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này.
Bước 2: Bên thế chấp tiến hành giao một phần hoặc toàn bộ tài sản cho ngân hàng theo thông báo về xử lý tài sản thế chấp. Trong trường hợp bên thế chấp không giao hoặc không thể giao tài sản thì ngân hàng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo Điều 301 Bộ luật Dân sự 2015.
Điều 301 BLDS quy định:
Điều 301. Giao tài sản bảo đảm để xử lý
Người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.
Trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Bước 3: Ngân hàng và bên thế chấp có thể thỏa thuận về giá tài sản thế chấp hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm. Trong trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản
Bước 4: Ngân hàng sẽ xử lý tài sản thế chấp theo phương thức mà các bên đã thỏa thuận. Trong trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật bán đấu giá tài sản, trừ tường hợp luật có quy định khác.
Bước 5: Thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho chủ sở hữu mới. Số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu hồi và xử lý tài sản thế chấp sẽ được thanh toán theo thứ tự ưu tiên theo quy định của luật. Số tiền chênh lệch còn lại (nếu có) sau khi thanh toán sẽ được trả cho bên thế chấp.
Trong quá trình xử lý, thu hồi tài sản thế chấp, ngân hàng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về việc thu hồi tài sản còn bên thế chấp phải nắm được các quy định để kịp thời can thiệp trong trường hợp ngân hàng không tuân thủ quy định về thủ tục, quy trình thu hồi tài sản thế chấp. Do đó, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, ngân hàng và bên thế chấp đều cần phải tham khảo ý kiến tư vấn pháp lý của luật sư.
Trường hợp ngân hàng tự ý xử lý tài sản thế chấp
Thế chấp là một trong chín biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 292 Bộ luật Dân sự. Thế chấp tài sản tại các ngân hàng là việc bên vay (hay còn gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ và không giao tài sản cho ngân hàng.
Theo Điều 299 và Điều 303 Bộ luật Dân sự, ngân hàng có thể bán tài sản thế chấp thông qua phương thức bán đấu giá hoặc tự bán tài sản thế chấp trong các trường hợp sau đây:
- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Bên thế chấp phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
- Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Về nguyên tắc, trong mọi trường hợp, ngân hàng phải thông báo bằng văn bản cho bên thế chấp trước khi xử lý tài sản thế chấp. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, có trường hợp nào ngân hàng được tự ý bán tài sản thế chấp không? Câu trả lời là có nếu ngân hàng và bên thế chấp có thỏa thuận cụ thể về việc xử lý tài sản và phương thức xử lý tài sản thế chấp.
Theo quy định tại Điều 301 Bộ luật Dân sự, trong quá trình ngân hàng xử lý tài sản thế chấp, bên thế chấp hoặc bên thứ ba đang giữ tài sản thế chấp không giao tài sản thì lúc này xuất hiện tranh chấp giữa các bên. Trong trường hợp này, ngân hàng chỉ có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp mà không được phép tự ý bán tài sản thế chấp, sau đó đề nghị cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản thế chấp theo bản án, quyết định của tòa án.
Như vậy có thể thấy rằng ngân hàng được tự ý bán tài sản thế chấp trong trường hợp có thỏa thuận giữa các bên liên quan về việc xử lý tài sản thế chấp. Bên cạnh đó, khi khi xử lý tài sản thế chấp, ngân hàng phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến trình tự thủ tục xử lý tài sản bảo đảm. Trong trường hợp ngân hàng không tuân thủ các quy định liên quan đến quy trình, thủ tục xử lý tài sản thế chấp như không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm hoặc tự ý thu giữ tài sản mà không có sự hợp tác của bên thế chấp thì ngân hàng có nguy cơ phải bồi thường thiệt hại (nếu có) cho bên thế chấp và các bên cùng nhận bảo đảm khác.
Trên đây là nội dung khái quát về trường hợp nào ngân hàng được tự ý bán tài sản thế chấp? Nếu Quý khách hàng có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn và hỗ trợ về lĩnh vực pháp lý liên quan đến ngân hàng, vui lòng liên hệ chúng tôi
Dịch vụ tư vấn pháp luật hỗ trợ giải quyết tranh chấp xử lý tài sản thế chấp
Cùng với đội ngũ Luật Sư, Chuyên Gia Pháp Lý liêm khiết giàu kinh nghiệm. Đội ngũ Luật sư của chúng tôi nhiệt tâm trong nghề, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng mọi lúc. Để kịp thời giải quyết và mang lại cho khách hàng của mình sự an toàn pháp lý. Loại bỏ những rủi ro trong hoạt động kinh doanh cũng như trong những quan hệ dân sự thường ngày.
Với mục tiêu hành nghề: luôn đồng hành cùng quý khách trong mọi lĩnh vực liên quan đến pháp luật. Chúng tôi đã và đang nỗ lực cung cấp các dịch vụ pháp lý toàn diện, hiệu quả. Đồng thời tạo dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác bền lâu với khách hàng.
Đến với công ty luật uy tín ở đồng nai chúng tôi, bạn không chỉ nhận được sự tư vấn pháp luật tận tâm. Mà còn được tư vấn các giải pháp tối ưu để giải quyết các vấn đề pháp lý bởi các chuyên gia. Nhờ đó chúng tôi hân hạnh khi dành được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng trong và ngoài nước.
Luôn phát triển không ngừng, nỗ lực cung cấp các dịch vụ pháp lý hoàn hảo, hiệu quả. Với phong cách tư vấn chuyên nghiệp, chúng tôi khẳng định mình chính là một địa chỉ đáng tin cậy. Đủ khả năng đáp ứng mọi nhu cầu tư vấn luật pháp ở Trảng Bom và trợ giúp pháp lý cho quý khách.
Chúng tôi cam kết:
– Tư vấn pháp lý cho khách hàng một cách tận tâm, chuyên nghiệp và hiệu quả;
– Tư vấn phương thức thực hiện, giải quyết vấn đề pháp lý cụ thể;
– Báo phí dịch vụ luật sư ở Trảng Bom ở mức cạnh tranh, minh bạch và cam kết hoàn trả toàn bộ tiền phí dịch vụ nếu vi phạm hợp đồng dịch vụ pháp lý.
Liên hệ luật sư tư vấn tranh chấp xử lý tài sản thế chấp
Tư vấn trực tiếp tại Văn phòng luật sư qua 02 địa chỉ vô cùng thuận tiện sau:
- Tại trụ sở: Số 170, đường Nguyễn Huệ, Tổ 1, KP. 3, TT. Trảng Bom, Trảng Bom, Đồng Nai
- Chi nhánh: Số 41, Cách Mạng Tháng Tám, khu phố 2, phường Xuân An, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai
Tư vấn miễn phí qua số điện thoại (có zalo) để gặp luật sư tưu vấn tại Long Khánh: 0347.567.150 Luật sư Nguyễn Thảo
Tư vấn qua trang Panpage của Văn phòng:
Chúng tôi đã đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý hàng ngàn khách hàng trong nhiều năm qua. Văn phòng Luật Sư Nguyên đã trở thành cái tên quen thuộc trong lĩnh vực. Cung cấp các dịch vụ pháp lý tại Đồng Nai được khách hàng tin tưởng.
Luôn phát triển không ngừng, nỗ lực cung cấp các dịch vụ pháp lý hoàn hảo, hiệu quả. Với phong cách tư vấn chuyên nghiệp, chúng tôi khẳng định mình chính là một địa chỉ đáng tin cậy. Đủ khả năng đáp ứng mọi nhu cầu tư vấn luật pháp ở Đồng Nai và trợ giúp pháp lý cho quý khách.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến quy trình thu hồi, xử lý tài sản thế chấp, thực hiện các dịch vụ luật nhanh chóng, uy tín, hiệu quả.
Thông tin liên hệ:
- Trụ sở tại: Số 180, đường Nguyễn Huệ, Tổ 1, KP. 3, TT. Trảng Bom, Trảng Bom, Đồng Nai
- Chi nhánh: Số 41, Cách Mạng Tháng Tám, khu phố 2, phường Xuân An, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai
- Điện thoại: 0982971055– 0347567150
- Email: tuvanluat2002@gmail.com
- Website: https://tuvanluatnguyen.com/